Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Scroll to top

Top

Đề cương bài thi đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 2021

Ngày 19/4/2021, ĐH Bách Khoa Hà Nội công bố đề cương bài thi đánh giá tư duy, dưới đây là đề cương chi tiết:

Sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội

ĐỀ CƯƠNG BÀI THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY NĂM 2021

I. MÔ TẢ CHUNG

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố Đề án tuyển sinh năm 2021,
trong đó một trong các phương án xét tuyển của Trường là dựa trên kết quả Bài
thi đánh giá tư duy.
Bài thi đánh giá tư duy được thiết kế với mục tiêu đánh giá khả năng vận
dụng kiến thức cơ bản và một số năng lực cần có của thí sinh để theo học thành
công các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và kinh tế. Nội dung kiến thức và các câu
hỏi thi được xây dựng phù hợp với đặc điểm của giáo dục Việt Nam và theo cách
tiếp cận tiên tiến trên thế giới.
Bài thi đánh giá tư duy có thời lượng 180 phút, chia làm 3 phần:
Phần Toán có thời lượng 90 phút, bao gồm phần trắc nghiệm và phần tự
luận.
Phần Đọc hiểu có thời lượng 30 phút, hình thức trắc nghiệm.
Phần tự chọn có thời lượng 60 phút, thí sinh lựa chọn một trong 3 định
hướng: Lý – Hóa, Hóa – Sinh, Tiếng Anh
Kết quả thi cũng là căn cứ cho các thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành
đại học chính quy của Đại học Bách khoa Hà Nội và một số trường đại học khác
theo các tổ hợp BK1, BK2 và BK3.
Tổ hợp BK1: Toán, Đọc hiểu và phần tự chọn Lý – Hóa.
Tổ hợp BK2: Toán, Đọc hiểu và phần tự chọn Hóa – Sinh.
Tổ hợp BK3: Toán, Đọc hiểu và phần tự chọn Tiếng Anh.

II. PHẦN THI TOÁN

1. Mô tả khái quát

Phần thi Toán nhằm đánh giá khả năng tư duy và vận dụng những kiến thức
cơ bản của Toán học vào giải quyết những bài toán trong thực tế, đồng thời đánh
giá khả năng học Toán cao cấp và các môn khoa học, kỹ thuật ở bậc đại học của
thí sinh.
Kết cấu phần thi môn Toán bao gồm:
– Phần trắc nghiệm gồm có 25 câu
– Phần tự luận gồm có 2 bài

2. Nội dung

Nội dung phần thi toán nằm trong chương trình trung học phổ thông
(THPT), được thiết kế ở mức độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo, bao
gồm các chủ đề sau:

  • Hàm số và phương trình lượng giác
  • Tổ hợp
  • Xác suất
  • Dãy số – cấp số
  • Giới hạn và tính liên tục của hàm số
  • Ứng dụng của đạo hàm cho bài toán khảo sát hàm số
  • Mũ và logarit
  • Nguyên hàm – Tích phân
  • Số phức
  • Hình học không gian
  • Khối đa diện, khối tròn xoay
  • Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng và không gian.

3. Ví dụ minh họa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. PHẦN THI ĐỌC HIỂU

1. Mô tả khái quát

Đọc hiểu là một trong những năng lực cốt lõi, cần thiết cho việc tự học và
học tập suốt đời. Do đó, phần thi này tập trung đánh giá kỹ năng đọc nhanh, hiểu
đúng, cùng với năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận
về logic và suy luận từ văn bản.
Nội dung đọc hiểu trong đề thi đa dạng, phong phú, chủ yếu liên quan tới
những chủ đề về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; có thể thí
sinh đã được đọc hoặc cũng có thể là hoàn toàn mới, chưa bao giờ đọc đến. Chính
vì vậy, thí sinh không phải ôn tập theo kiểu ghi nhớ, hay học thuộc lòng, không
cần luyện các “mẹo” làm bài và nhất là không “học tủ”.
Độ khó của các câu hỏi thi được phân định theo 3 mức độ: Thông hiểu, vận
dụng và vận dụng sáng tạo.
Phần thi đọc hiểu được thiết kế ở dạng trắc nghiệm, thời lượng 30 phút.

2. Nội dung

2.1 Cấu trúc chung

Phần thi Đọc hiểu có thời lượng 30 phút nhằm đánh giá khả năng đọc nhanh
và hiểu đúng các văn bản tiếng Việt kết hợp đánh giá khả năng sử dụng thông
tin và phản hồi về những thông tin trong các văn bản viết thuộc các chủ đề khác
nhau trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ.
Phần thi gồm 3 – 4 bài đọc, thuộc các lĩnh vực kể trên. Mỗi bài đọc sẽ có
khoảng 800 – 1000 từ, có dạng những bài viết tổng quan hoặc phần kiến thức
tương tự giáo trình đại học năm thứ nhất.
Sau mỗi bài đọc sẽ có 7 – 10 câu hỏi để thí sinh trả lời. Những câu hỏi này
kiểm tra việc hiểu và ghi nhớ các thông tin trong văn bản.

2.2 Cấu trúc chi tiết

a) Phần thi Đọc hiểu kiểm tra 3 nhóm kỹ năng:

– Ý chính và ý chi tiết: Đọc văn bản để xác định chủ đề, nội dung chính;
tóm tắt thông tin và nội dung một cách chính xác; hiểu các mối quan hệ (quan hệ
so sánh, quan hệ nhân quả…), trên cơ sở đó đưa ra các suy luận logic và rút ra các
kết luận,…
– Văn phong và cấu trúc: Xác định nghĩa của từ và cụm từ; phân tích việc
lựa chọn từ ngữ của tác giả; phân tích cấu trúc văn bản, các phương thức biểu đạt
của văn bản; nhận diện các phương thức liên kết văn bản; giải thích việc sử dụng
các biện pháp tu từ của tác giả,…
– Tích hợp kiến thức và ý tưởng: Hiểu được thông điệp của tác giả, phân
biệt giữa sự kiện và quan điểm, tìm dẫn chứng để chứng minh quan hệ giữa các
đoạn khác nhau của văn bản; phân tích cách tác giả xây dựng lập luận, đánh giá
lập luận, xác định dẫn chứng từ các nguồn khác nhau, phân biệt giữa các nguồn
thông tin và các quan điểm khác nhau,…

b) Các dạng câu hỏi trong bài thi
– Câu hỏi về ý chính (đại ý)
– Câu hỏi về chi tiết
– Câu hỏi về từ vựng trong ngữ cảnh
– Câu hỏi về lập luận và chức năng của đoạn
– Câu hỏi suy luận

3. Ví dụ minh họa

Bài đọc dưới đây thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, được trích từ bài báo
“Làm thế nào để phát triển não bộ của trẻ” của tác giả Sharon Begley (xuất bản
năm 1997 trên tạp chí Newsweek). Trong bài viết này, thuật ngữ ‘nơ-ron’ dùng
để chỉ một loại tế bào đặc biệt của hệ thần kinh, và thuật ngữ ‘chụp cắt lớp’ dùng
để chỉ phương pháp ghi lại hình ảnh ba chiều của các cấu trúc bên trong cơ thể.

b) Dạng 2: Câu hỏi về chi tiết
Dạng câu hỏi này hỏi về dữ liệu hay chi tiết nhỏ trong bài đọc. Để trả lời
loại câu hỏi này, thí sinh chỉ cần tìm kiếm thông tin chi tiết chính xác.
Ví dụ:
Theo bài viết, nhờ phương pháp PET, các nhà sinh học thần kinh có thể:
A. quan sát hoạt động trong vỏ não phía trước của não trẻ
B. xác định số gen tham gia vào sự hình thành não bộ của trẻ
C. điều khiển sự giải phóng chất dẫn truyền thần kinh ở vỏ não thính giác của trẻ
D. phục hồi các kết nối siêu nhỏ trong não bộ của trẻ
Đáp án: A
c) Dạng 3: Câu hỏi về từ vựng trong ngữ cảnh
Dạng câu hỏi này hỏi về nghĩa của một từ/ cụm từ trong ngữ cảnh của bài
đọc. Câu hỏi cũng nêu ra từ/ cụm từ đó để tham chiếu và sau đó yêu cầu thí sinh
chọn một phương án mô tả đúng nhất về từ/ cụm từ đó. Các câu hỏi này chỉ rõ
dòng có xuất hiện từ/cụm từ đó nên thí sinh sẽ không mất nhiều thời gian để xác
định từ/cụm từ đó trong bài đọc.
Ví dụ:
Cụm từ “một thứ gì bẩm sinh” ở dòng 22-23 có nghĩa là:
A. một kí ức
B. một hành vi học được
C. sự non nớt về thể chất
D. một đặc điểm di truyền
Đáp án: D
d) Dạng 4: Câu hỏi về lập luận và chức năng của đoạn trong văn bản
Loại câu hỏi này yêu cầu thí sinh trả lời về:
– Một/ một số đoạn nhất định có chức năng như thế nào trong ngữ cảnh của
bài đọc;
– Cách phát triển lập luận trong đoạn;
– Cách tác giả tổ chức văn bản như thế nào.
Các câu hỏi này đánh giá sự hiểu biết của thí sinh về cách tổ chức các ý
tưởng trong văn bản nói chung, hoặc tại sao các ý tưởng đó lại được sắp xếp theo
một cách nhất định nào đó để thể hiện một lập luận cụ thể.
Ví dụ:
Đoạn thứ năm (dòng 39 – 54) giải thích một trong những nguyên nhân chủ yếu
của sự thải loại là:
A. số lượng gen không đủB. việc dùng thẻ thông tin để dạy trẻ từ nhỏ
C. thiếu sự kích thích
D. việc củng cố các khớp thần kinh
Đáp án: C
e) Dạng 5: Câu hỏi suy luận
Loại câu hỏi này yêu cầu thí sinh vận dụng khả năng suy luận dựa trên
thông tin đã có. Đây là dạng câu hỏi khó, đánh giá tư duy logic của thí sinh. Thí
sinh cần xem xét kỹ và kết nối các thông tin đã được đề cập trực tiếp trong bài
đọc, sử dụng thông tin đó làm tiền đề để đưa ra kết luận hợp logic.
Ví dụ:
Khi so sánh bộ não của trẻ với các khu phố, tác giả muốn minh họa quan điểm
rằng:
A. chất dẫn truyền thần kinh thực chất là hóa chất của não bộ
B. một số vùng trong não được đánh thức bởi trải nghiệm
C. vỏ não thị giác giúp đứa trẻ nhận ra một số hình ảnh
D. não bộ của một đưa trẻ có khoảng 1 triệu tỉ khớp thần kinh
Đáp án: B

IV. PHẦN THI TỰ CHỌN

A. PHẦN THI MÔN VẬT LÝ

1. Mô tả khái quát:

Nội dung phần thi môn Vật lý có thời gian 30 phút với 15 câu hỏi ở 3 mức
độ: Thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo. Kiến thức của phần thi thuộc
chương trình THPT, tập trung nhiều vào Vật lí 11, 12, bao gồm: cơ học; điện và
từ; quang học; vật lí hiện đại; các kiến thức cơ bản có liên quan và các hiểu biết
cơ bản về các hiện tượng, quá trình vật lí trong thực tiễn; các hiểu biết về dụng cụ
đo lường vật lí, cách phân tích số liệu xử lí thực nghiệm.

2. Nội dung

Cơ học:
– Dao động cơ: dao động của con lắc lò xo, con lắc đơn…;
– Sóng cơ và sóng âm: các đặc trưng của sóng và đặc trưng của âm, giáo thoa
sóng và sóng dừng;
– Các đặc điểm của chuyển động thẳng đều và biến đổi đều, chuyển động
tròn đều;
– Các kiến thức cơ bản về các loại lực cơ học, các định luật Niu-tơn, các định
luật bảo toàn….
Điện và Từ:
– Dòng điện xoay chiều: đại cương về dòng điện xoay chiều; mạch điện xoay
chiều chứa phần tử R, L, C; truyền tải điện năng và máy biến áp;
– Dao động và sóng điện từ: mạch dao động và kiến thức liên quan đến sóng
điện từ;
– Các kiến thức cơ bản về điện tích, điện trường, dòng điện không đổi, từ
trường và cảm ứng từ…
Quang học:
– Sóng ánh sáng: tán sắc, giao thoa ánh sáng, bước sóng và màu sắc, các loại
quang phổ….;
– Các kiến thức cơ bản về quá trình truyền của các tia sáng, mắt và một số
dụng cụ quang đơn giản, …
Vật lí hiện đại:
– Lượng tử ánh sáng: hiện tượng quang điện và thuyết lượng tử ánh sáng,
mẫu nguyên tử Bo…;
– Hạt nhân nguyên tử: tính chất và cấu tạo hạt nhân, phóng xạ, phản ứng hạt
nhân…

3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Trong tình hình covid diễn biến phức tạp, nhiều sân
bay đã sử dụng thiết bị đo thân nhiệt từ xa để kiểm tra nhiệt
độ hành khách. Máy đo thân nhiệt từ xa sử dụng bức xạ điện
từ nào?
A. tia laze
B. tia tử ngoại
D. tia X
D. tia hồng ngoại
Đáp án: D (Máy kiểm tra thân nhiệt sử dụng tia hồng ngoại).
Ví dụ 2. Dụng cụ đo khối lượng trong một con tàu vũ trụ có cấu tạo gồm một
chiếc ghế có khối lượng m được gắn vào đầu một chiếc lò xo có độ cứng k = 480
N/m. Để đo khối lượng của nhà du hành, nhà du hành ngồi vào ghế rồi cho chiếc
ghế dao động. Chu kì dao động của ghế khi không có người là T0 = 1,0 s; còn khi
có nhà du hành ngồi vào ghế là T = 2,5 s. Khối lượng nhà du hành gần nhất với
giá trị nào dưới đây:
A. 75 kg B. 60 kg C. 64 kg D. 72 kg

Đáp án: C

Đáp án: D

Khi đóng khoá K, dòng điện chạy trong các vòng dây của L cùng chiều nên các
vòng lò xo hút nhau làm lò xo co lại. Đầu dưới lò xo rời khỏi mặt thuỷ ngân và
dòng điện bị ngắt  đèn tắt (bỏ qua điện trở của dây nên dây không bị giãn nở vì
nhiệt). Sau khi bị ngắt thì không còn dòng điện chạy qua lò xo nên lực hút mất đi,
lò xo lại dãn ra và chạm xuống thủy ngân  đèn sáng. Kết quả đèn nhấp nháy.

B. PHẦN THI MÔN HÓA

1. Mô tả khái quát

Phần thi Hóa học thuộc phần thi tự chọn trong bài thi tư duy dùng để xét
tuyển đại học của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và một số trường đại học khác.
Nội dung phần thi Hóa học thuộc kiến thức môn Hóa học lớp 10, 11 và 12
của chương trình THPT do Bộ GDĐT ban hành. Yêu cầu thí sinh phải nắm rõ
những khái niệm cơ bản của môn hóa học, hiểu bản chất các quá trình hóa học và
vận dụng để giải quyết các vấn đề liên quan. Các câu hỏi thi được chia thành 3
mức độ: thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo.

2. Nội dung

Phần thi Hóa học tập trung chủ yếu vào những nội dung sau:

– Các quá trình hóa học (tốc độ phản ứng hóa học, sự điện ly, lý thuyết axit-
bazơ, phản ứng trao đổi ion, …);

– Hóa học các nguyên tố phi kim (Halogen, O, S, N, P, C, Si…);
– Đại cương về kim loại;
– Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và hợp chất của chúng;
– Kim loại sắt, crom và hợp chất của chúng;
– Đại cương về hóa học hữu cơ, hiđrocacbon;
– Các dẫn xuất oxi của hiđrocacbon (ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic,
este, chất béo…);
– Các dẫn xuất nitơ của hiđrocacbon (amin, amino axit, peptit, protein,…);
– Các hợp chất cao phân tử polime.

3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Ở điều kiện thường kim loại nào sau đây tác dụng được với H2O?
A. Na. B. Fe. C. Cu. D. Be.
Đáp án: A lý do Na là kim loại kiềm tác dụng mãnh liệt với H2O ở điều kiện
thường.
Ví dụ 2. Vỏ trứng gia cầm được cấu tạo từ thành phần chính là canxi cacbonat.
Trên vỏ trứng thường có những lỗ nhỏ cho phép khí cacbon đioxit và hơi nước
thoát ra ngoài. Tuy nhiên các vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào bên trong quả
trứng qua những lỗ nhỏ này làm cho quả trứng nhanh bị hỏng. Để bảo quản trứng
được lâu hơn, có thể nhúng quả trứng trong dung dịch nào sau đây?
A. NaHCO3 B. Ca(OH)2
C. Ca(HCO3)2 D. CaCl2

Ví dụ 3. Etilen là chất khí được sinh ra trong quá trình trái cây chín. Chất khí này
có vai trò kích thích làm tăng tốc độ chín của trái cây. Trước đây, vào mùa đông
bà con nông dân thường dùng đất đèn để giấm chuối cho mau chín, vì đất đèn tác
dụng với hơi nước sinh ra chất khí X, khí X này cũng có tác dụng làm trái cây
mau chín. Ngày nay, thay vì dùng đất đèn, người ta thường ngâm trái cây trong
dung dịch ethephon, giúp cho trái cây nhanh chín và chín đều. Ngoài ra, để bảo
quản trái cây được lâu, không bị thối nát, người ta thường ngâm trái cây trong
nước ozon.
Trong số các phát biểu sau đây:
a) Ứng dụng bảo quản trái cây dựa trên tính oxy hóa mạnh của ozon.
b) Bỏ chuối xanh vào túi nilon, buộc kín giúp chuối chín nhanh hơn.
c) Đặt một quả chuối chín lên trên nải chuối xanh giúp chuối nhanh chín hơn.
d) Dung dịch ethephon được dùng để bảo quản trái cây được lâu vì nó sinh ra khí
etilen.
e) Phân tử khí X có 1 liên kết ba C≡C.
Số phát biểu đúng là
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: D
Các phát biểu đúng là a, b, c, e
a) Ozon có tính oxy hóa mạnh, có tác dụng khử khuẩn nên giúp trái cây được
bảo quản tốt hơn trong môi trường vô trùng
b) Bỏ chuối xanh vào túi nilon buộc kín giúp tăng nồng độ etilen, tăng nhiệt độ,
do đó chuối chín nhanh hơn
c) Đặt quả chuối chín có khí etilen lên trên nải chuối xanh sẽ giúp nải chuối
mau chín vì có khí etilen kích thích sự chín
d) Sai, ethephon dùng để thúc chín, không dùng để bảo quản trái cây
e) Khí X là axetilen

C. PHẦN THI MÔN SINH HỌC

1. Mô tả khái quát

Phần Sinh học nhằm đánh giá khả năng tư duy và vận dụng những kiến thức
cơ bản của Sinh học vào việc giải quyết những vấn đề trong thực tế, đồng thời
đánh giá khả năng học Sinh học và các môn khoa học – kỹ thuật ở bậc đại học của
thí sinh. Bài kiểm tra tư duy phần Sinh học có thời lượng 30 phút gồm 15 câu hỏi
trắc nghiệm ở 3 mức độ: thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo.

2. Nội dung

Nội dung kiến thức Sinh học nằm trong chương trình THPT, được yêu cầu ở
mức độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo các phần sau:
– Sinh học tế bào;
– Sinh học vi sinh vật và virut;
– Sinh trưởng và phát triển ở động vật;
– Sinh sản ở động vật;
– Cơ chế di truyền và biến dị;
– Tính quy luật của hiện tượng di truyền;
– Ứng dụng di truyền học;
– Di truyền học người;
– Sinh thái học;
– Công nghệ tế bào và một số thành tựu;
– Công nghệ enzim và ứng dụng;
– Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường;
– Một số bệnh dịch ở người và cách phòng ngừa, điều trị;
– Vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Sinh học phân tử.

3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1.
Dựa trên tác dụng của độ pH lên sự sinh trưởng của vi sinh vật, người ta chia vi
sinh vật làm các nhóm là:
A. Nhóm ưa kiềm và nhóm ưa axit
B. Nhóm ưa axit và nhóm ưa trung tính
C. Nhóm ưa kiềm, nhóm ưa axit và nhóm ưa trung tính
D. Nhóm ưa trung tính và nhóm ưa kiềm
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Dựa vào độ pH, người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm: nhóm ưa axit, nhóm ưa
kiềm và nhóm ưa trung tính.
Ví dụ 2.
Vacxin có đặc điểm gì giúp cơ thể phòng tránh bệnh truyền nhiễm?
A. Vacxin giúp cơ thể làm quen mầm bệnh, hình thành trí nhớ miễn dịch
B. Vacxin kích hoạt các phản ứng miễn dịch đặc hiệu trong cơ thể.
C. Trong lần xâm nhập tiếp theo của tác nhân gây bệnh, miễn dịch đặc hiệu
của cơ thể sẽ được hình thành nhanh hơn và hoạt động hiệu quả hơn
D. Cả A, B và C.
Đáp án: D
Hướng dẫn:
Khi đưa vào cơ thể, vacxin kích hoạt các phản ứng miễn dịch đặc hiệu trong cơ
thể, giúp cơ thể làm quen mầm bệnh, hình thành trí nhớ miễn dịch. Trong lần xâm
nhập tiếp theo của tác nhân gây bệnh, miễn dịch đặc hiệu của cơ thể sẽ được hình
thành nhanh hơn và hoạt động hiệu quả hơn.
Ví dụ 3.
Một gen có 3600 nuclêôtit, tích của tỉ lệ các nuclêôtit loại guanin và một loại
nuclêôtit khác là 16%. Giả sử trong gen có một bazơ xitôzin trở thành dạng hiếm
(X*) thì sau 4 lần nhân đôi số nuclêôtit mỗi loại có trong tất cả các gen đột biến
là:
A. G = X = 10073, A = T = 1439
B. G = X = 2527, A = T = 10073
C. G = X = 1439, A = T = 10073
D. G = X = 10073, A = T = 2527

Đáp án: D

D. PHẦN THI MÔN TIẾNG ANH

1. Mô tả khái quát

Đề thi được thiết kế nhằm đánh giá năng lực tiếng Anh cần thiết để người
học có thể theo học thành công các ngành trong mã tổ hợp BK3 tại Trường ĐHBK
Hà Nội, thông qua việc kiểm tra khả năng hiểu và vận dụng kiến thức thuộc
Chương trình Tiếng Anh THPT hiện tại của Bộ GDĐT.

2. Nội dung

– Đề thi bao gồm: 60-70 câu hỏi trắc nghiệm
– Thời gian làm bài: 60 phút
– Thí sinh làm bài trên giấy, bài thi được chấm tự động.
– Dạng câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi là câu hỏi nhiều lựa chọn

3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1.
1. Choose the word that has the underlined part pronounced differently from
the others.
A. derive             B. determine            C. decorate           D. defend
ĐÁP ÁN: C
2. Choose the word whose primary stress is different from the others.
A. intellectual     B. overwhelming     C. unexpected      D. incredible
ĐÁP ÁN: D
Ví dụ 2. Choose the best option (A, B, C or D) to complete the sentence.
1. Brazil is the only country ____________ the World Cup five times.
A. to have won    B. to win                 C. winning             D. to be winning
ĐÁP ÁN: A
2. “More than 70% of Americans ____________ with COVID-19 __________ at
least one underlying health condition”, the CDC says.
A. hospitalized – has                            B. hospitalized – have
C. hospitalizing – have                         D. hospitalizing – has
ĐÁP ÁN: B
Ví dụ 3. Choose the best option A, B, C or D to complete the sentence.
– Mark: “Make yourself at home.”

– Mai: “________________________”
A. Not at all. Don’t mention it.                               B. Yes. How can I help you?
C. That’s very kind of you. Thank you.                  D. Thanks! You too.
ĐÁP ÁN: C
Ví dụ 4. Mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to the
following sentence.
The robots can work in ______________ areas to replace or support health
workers caring for COVID-19 patients.
A. isolation           B. isolator            C. isolating            D. isolated
ĐÁP ÁN: D
Ví dụ 5. Indicate the words or phrases that is CLOSEST in meaning to the
underlined words in each of the following sentences:
She thinks they look down on her because she didn’t go to university.
A. have respect for           B. show contempt for            C. honour D            . appreciate
ĐÁP ÁN: B
Ví dụ 6. Read the passage and choose the best answer.
INTERNET JOBS
Contrary to popular belief, one does not have to be a trained programmer to

work online. Of course, there are plenty of jobs available for people with high-
tech computer skills, but the growth of new media has opened up a wide

range of Internet career opportunities requiring only a minimal level of
technical expertise. Probably one of the most well-known online job
opportunities is the job of webmaster. However, it is hard to define one basic
job description for this position. The qualifications and responsibilities
depend on what tasks a particular organization needs a webmaster to
perform.
To specify the job description of a webmaster, one needs to identify the
hardware and software that the website the webmaster will manage is
running on. Different types of hardware and software require different skill
sets to manage them. Another key factor is whether the website will be
running internally (at the firm itself) or externally (renting shared space on the
company servers). Finally, the responsibilities of a webmaster also depend on
whether he or she will be working independently, or whether the firm will
provide people to help. All of these factors need to be considered before one
can create an accurate webmaster job description.

Webmaster is one type of Internet career requiring in-depth knowledge
of the latest computer applications. However, there are also online jobs
available for which traditional skills remain in high demand. Content jobs
require excellent writing skills and a good sense of the web as a “new media”.
The term “new media” is difficult to define because it encompasses a
constantly growing set of new technologies and skills. Specifically, it includes
websites, email, Internet technology, CD-ROM, DVD, streaming audio and
video, interactive multimedia presentations, e-books, digital music, computer
illustration, video games, virtually reality, and computer artistry.

Additionally, many of today’s Internet careers are becoming paid-by-the-
job professions. With many companies having to downsize in tough economic

items, the outsourcing and contracting of freelance workers online has
become common business practice. The Internet provides an infinite pool of
buyers from around the world with whom freelancers are able to work on
projects with companies outside their own country of residence.
How much can a person make in these kinds of careers? As with many
questions related to today’s evolving technology, there is no simple answer.
There are many companies willing to pay people with technical Internet skills
salaries well above $70,000 a year. Generally, webmasters start at about
$30,000 per year, but salaries can vary greatly. Freelance writers working
online have been known to make between $40,000 and $70,000 per year.

1. The word “identify” in paragraph 2 is closest in meaning to
A. name               B. estimate              C. discount                  D. encounter

2. According to the passage, all of the following are true EXCEPT
A. There are online jobs available for workers with minimal computer skills.
B. Online workers cannot free themselves from the office.
C. Webmasters must have knowledge of the latest computer applications.
D. “New media” is not easy to define.

3. Which of the following is not mentioned as part of “new media”?
A. websites B. Internet technology C. writing skills D. video games

4. It can be inferred from the passage that .
A. online workers can work full-time online.
B. only skilled workers make good money.
C it is easy to become a webmaster.
D. workers with limited computer skills cannot work online.

5. What is the purpose of the passage?

A. To inform people about the tasks and role of a webmaster.
B. To inform people about the computer industry.
C. To explain why webmasters make a lot of money.
D. To inform people about employment related to the Internet.
ĐÁP ÁN: 1. A 2. B 3. C 4. B 5. D

Ví dụ 7. Choose the best option (A, B, C or D) that has the same meaning as the
sentence provided.
“Where were you last night, Mr. Lawson?” the police officer said.
A. The police officer wanted to know where Mr. Lawson was the night before.
B. The police officer asked Mr. Lawson where he was last night.
C. The police officer wanted to know where Mr. Lawson had been the
following night.
D. The police officer asked Mr. Lawson where he had been the previous night.
ĐÁP ÁN: D
Ví dụ 8. The following paragraph lacks a topic sentence. Read it carefully, then
choose the best topic sentence (A, B, C or D) for it.
_____________________________________________ Trail climbing is the
easiest. Climbers just walk along trails to the top of a mountain. The trails are not
very steep, and the mountains are small. The second type, rock climbing, takes
place on steeper slopes and bigger mountains. Climbers generally have to use
special equipment such as climbing shoes, ropes, and metal nails called pitons.
The third type is ice climbing. Ice climbing takes place only on very high
mountains and requires a lot of special equipment. Equipment used in ice climbing
includes ice axes and crampons, which are spikes attached to a climber’s boots for
walking on ice and hard snow. Indeed, the sport of mountain climbing can range
from an easy uphill walk to a difficult climb up a frozen waterfall.

A. Mountain climbing requires special skills and equipment.
B. The sport of mountain climbing is practiced worldwide.
C. There are three main types of mountain climbing.
D. Mountain climbing beginners should start small.
ĐÁP ÁN: C

(Nguồn: ĐH Bách Khoa Hà Nội)