Top
Bài viết này giải đáp thắc mắc cho những sĩ tử còn đang phân vân và muốn tìm hiểu về ngành Xuất bản.
Mục lục
Xuất bản là việc phổ biến văn học, cung cấp thông tin đến mọi người thông qua nhiều hình thức khác nhau như in sách, báo, tranh ảnh hoặc các phương tiện truyền thông tin khác. Đây được coi là hoạt động sáng tạo nhằm lan tỏa những ý tưởng về văn hóa, đời sống và truyền bá những giá trị văn hóa quý báu của nhân loại.
Chính vì vậy mà ngành Xuất bản ra đời nhằm đào tạo những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lý luận và nghiệp vụ xuất bản, giúp người học có khả năng biên tập được các loại bản thảo thông thường, nhằm mục đích phục vụ tốt cho hoạt động nghiệp vụ sau khi ra trường.
Ngành Xuất bản hiện nay không chỉ phục vụ riêng cho lĩnh vực xuất bản sách, báo,hay in ấn mà nó còn tổng hợp nhiều kiến thức đặc biệt trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Việc đào tạo ngành này được xem là nhu cầu tất yếu của thị trường và nhu cầu của người lao động.
Trong quá trình học ngành Xuất bản, sinh viên theo học song song hai khối kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành. Kiến thức đại cương cũng như nhóm môn học chung của nhiều ngành nghề thuộc khối lý luận và xã hội khác như: triết học Mác lê-nin, Chính trị học, Đường lói Cách mạng của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, luật đại cương,…và một số môn đặc thù như Văn hóa Việt Nam, lịch sử thế giới, tâm lý học.
Sau đó, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên môn về ngành Xuất bản cả về lý thuyết và thực hành. Các môn học lý thuyết như Lý thuyết truyền thông, Cơ sở lý luận xuất bản, tiếng việt thực hành, lịch sử xuất bản, bản quyền và thực thi bản quyền trong xuất bản, phong cách học văn bản, ngôn ngữ báo chí, biên tập bản thảo, Biên tập ngôn ngữ văn bản, Biên tập sách chuyên ngành,…Các môn học thực hành sinh viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng như trình bày minh họa sách, công nghệ in và sửa bài, dàn trang sách báo, sử dụng máy in và các loại máy móc hiện đại phục vụ cho công tác xuất bản.
Môi trường làm việc trong ngành Xuất bản khá sôi động và có tính cạnh tranh, đòi hỏi bạn phải nắm bắt thị trường và thi hiếu của người đọc. Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí như:
Biên tập viên – Người trực tiếp nhận và chỉnh sửa, hoàn thiện bản thảo của tác giả gửi, ngoài ra còn đưa ý tưởng, mời người cộng tác. Khi bản thảo được chấp nhận biên tập viên sẽ cùng tác giả chỉnh sửa, điều chỉnh, hoàn thiện nội dung trước khi cuốn sách chính thức được ra mắt.
Họa sĩ xuất bản – Người thiết kế, trình bày sách qua việc vẽ các bìa sách, vẽ hình minh họa, lựa chọn khổ sách, kiểu chữ,…điều phối và thẩm định, biên tập phần mỹ thuật.
Kỹ thuật viên chế bản – Người chuyên sắp xếp, trình bày bố cục bằng các phần mềm chế bản chuyên dụng thành những bìa sách và các trang sách.
Ngoài ra còn nhiều vị trí như người sửa bài, người phụ trách, quản lý in ấn, nhân viên phát hành, chuyên viên khai thác và giao dịch.
Hiện nay, ngành Xuất bản trên cả nước chỉ tập trung đào tạo tại Học viên báo chí và tuyên truyền, ngoài ra nếu bạn xác định trở thành họa sĩ xuất bản có thể tham khảo các trường như Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Viện đại học Mở Hà Nội,..
Xem điểm chuẩn ngành Xuất bản tại đây
Bạn hoàn toàn có thể tham gia ngành Xuất bản từ các ngành khác nhau có liên quan đến văn học, lịch sử, báo chí, ngoại ngữ,…