Top
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19, liệu kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 có bị hoãn hay lùi lịch thi như của năm trước?
Ảnh minh họa
Xem thêm: Tất tần tật những điều thí sinh cần biết khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2021
Mục lục
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội tạm hoãn đợt thi thử: Sở Giáo dục và Đào tạo đã thông báo hoãn thi thử tốt nghiệp THPT 2021 cho thí sinh của thành phố.
Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản gửi tới các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố về việc hướng dẫn thực hiện đợt thi thử tốt nghiệp THPT đối với học sinh lớp 12 trong năm học 2020 – 2021. Đợt thi thử này giúp học sinh tập dượt, làm quen, thử sức đối với đợt thi thật sắp tới. Cũng như giúp thí sinh biết được năng lực thật sự của bản thân để có kế hoạch ôn tập phù hợp. Kỳ thi dự kiến diễn ra vào 2 ngày 11 và 12/5 sắp tới, tuy nhiên với tình hình dịch bệnh phức tạp, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội đã thông báo hoãn đợt thi thử.
Hay như ĐH Quốc gia Hà Nội thông báo lùi lịch thi đánh giá năng lực 2021, thay vì tổ chức đợt 1 từ ngày 08 – 09/5/2021, kỳ thi đã được thông báo lùi đến ngày 29 – 30/5/2021. Các đợt thi tiếp theo cũng do đó mà thay đổi. Xem chi tiết lịch thi được điều chỉnh TẠI ĐÂY.
Các địa phương lên phương án lùi thời gian kết thúc năm học: Đến sáng ngày 4/5/2021, cả nước đã có 7 địa phương thông báo cho học sinh tạm nghỉ từ ngày 3/5, cũng như lên phương án học bù cho học sinh. Tuy nhiên đây lại là thời điểm học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi học kỳ II, điều này có khả năng ảnh hưởng đến việc kết thúc năm học của học sinh. Vì vậy, các tỉnh đang tính đến phương án điều chỉnh thời gian kết thúc năm học sao cho hợp lý, nhất là đối với học sinh lớp 9 và lớp 12.
Theo kinh nghiệm năm 2020, trong trường hợp dịch Covid – 19 vẫn diễn biến phức tạp, kỳ thi tốt nghiệp THPT có thể xảy ra theo 2 phương án:
– Phương án 1: kỳ thi được lùi lịch: Mỗi một năm học sẽ có khoảng 2 đến 4 tuần dự trù thời gian để phòng tránh các rủi ro dịch bệnh.
Ưu điểm: Việc lùi lịch này sẽ kéo dài thời gian ôn thi của học sinh. Bên cạnh đó, kỳ thi được tổ chức 1 lúc để giữ tối đa quyền lợi củc học sinh. Tiết kiệm được chi phí ra đề thi cũng như tổ chức thi.
Nhược điểm: Thời gian dự trù sẽ vô tình gây áp lực cho các trường đại học trong khâu xét tuyển. Thời gian kéo dài gây áp lực với học sinh. Cũng như năm 2020, đợt thi vào tháng 8, thời tiết khắc nghiệt làm ảnh hưởng tới các thí sinh.
– Phương án 2: kỳ thi được tổ chức thành nhiều đợt: Ví dụ: Kỳ thi tốt nghiệp thpt 2020, được chia làm 2 đợt (Đợt 1 các tỉnh không có ca lây nhiễm covid, đợt 2 là các tỉnh như Đà Nẵng, Quảng Nam….)
Ưu điểm: Giúp linh động hơn trong việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT.
Nhược điểm: Chi phí tổ chức tăng, học sinh sẽ hiểu rõ được ma trận đề thi. Có nhiều kỳ thi sẽ gây ra sự so sánh các lần thi về độ khó của đề thi trong các kỳ.
Mỗi một phương án đề có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, thí sinh cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng trước mọi biến động dịch bệnh trong đợt thi năm nay có thể xảy ra. Đảm bảo ôn tập tốt nhất, có kiến thức vững vàng để sẵn sàng đón nhận sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT.